Cách bắt tay trong giao tiếp

Trong giao tiếp, bắt tay chính là một loại ngôn ngữ. Cách bắt tay cũng nói lên phần nào thái độ và tính cách của bạn. Vậy bắt tay như thế nào mới thể hiện được thiện chí và khiến đối phương có ấn tượng tốt với bạn?

Nên bắt tay trong những trường hợp nào

Cách bắt tay trong giao tiếp
Những thời điểm thích hợp để bắt tay

Bắt tay không chỉ được sử dụng khi chào hỏi mà còn được dùng trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau. Gợi ý cho bạn những trường hợp nên bắt tay sau đây:

  • Khi gặp gỡ những người bạn chưa quen, bạn có thể bắt tay khi được giới thiệu/tự giới thiệu với người khác. Cái bắt tay lúc này giúp bạn trở nên cởi mở và tỏ được thành ý muốn làm quen.
  • Khi bạn chào hỏi/ tạm biệt với ai đó.
  • Gặp lại người quen sau một khoảng thời gian dài, người ta thường có câu “tay bắt mặt mừng”.
  • Thể hiện sự biết ơn của bạn đối với một người nào đó.
  • Chúc mừng ai đó.
  • Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác.

Khi nào nên chủ động bắt tay?

Trong giao tiếp xã hội

Bạn dựa nên vào tuổi tác, giới tính,…của đối phương. Nếu đối phương là người lớn tuổi, có vị thế hơn thì họ sẽ là người đưa tay ra bắt trước. Người ít tuổi và địa vị thấp hơn sẽ đáp lại cái bắt tay đó. Đối với phụ nữ, nam giới nên đợi người nữ giơ tay ra trước. Nếu người nữ không muốn bắt tay thì người nam có thể gật đầu chào hỏi. Nhưng trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi hơn thì các bạn nữ nên đáp lại sự chủ động bắt tay của họ.

Khi đón tiếp khách đến thăm thì cách bắt tay hơi đặc biệt một chút. Khi đón khách thì chủ nhà nên chủ động để tỏ ý chào hỏi. Còn khi ra về thì khách lại là người chủ động giơ tay ra trước để thể hiện ý tạm biệt. Thứ tự này không nên bị đảo ngược vì có thể gây ra hiểu lầm.

Cách bắt tay trong giao tiếp
Không phải lúc nào cũng nên chủ động bắt tay

Trong môi trường làm việc

Tương tự, bạn nên dựa vào chức vụ của đối phương để quyết định. Cấp dưới nên đợi cấp trên chủ động đưa tay ra trước. Trong trường hợp gặp gỡ khách hàng, bạn là nhân viên tư vấn thì bạn nên dựa vào mối quan hệ, địa vị để xử lý như những cách bên trên. Nếu hẹn gặp khách hàng ở bên ngoài thì người đến trước sẽ chủ động đưa tay ra trước.

Để tránh những trường hợp khó xử

Bạn nên lường trước ý của đối phương khi muốn chủ động bắt tay. Nếu cảm thấy đối phương không muốn thì thay vì cách bắt tay, bạn có thể gật đầu hoặc hơi nghiêng người để tỏ ý chào hỏi.

Nếu gặp gỡ với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải có sự ưu tiên giữa các đối tượng. Đầu tiên là tuổi tác, cấp bậc rồi mới đến giới tính,…

Nếu bạn là người có vị thế hoặc là bậc trưởng bối, khi thấy cấp dưới, người nhỏ tuổi hơn ngỏ ý giơ tay ra trước thì cũng nên đáp lại cái bắt tay đó. Trách việc tỏ ra không quan tâm mà khiến họ rơi vào khó xử.

Khi bắt tay là một nghệ thuật

Cách bắt tay trong giao tiếp
Bắt tay cũng là một nghệ thuật

Để cái bắt tay trở thành một cử chỉ văn hóa, một nghệ thuật, một kỹ năng thì bạn nên chú trọng những tiểu tiết sau:

  • Khi muốn bắt tay ai đó, hãy tiến về phía đối phương với một thái độ cởi mở. Hãy dừng lại ở một khoảng cách thích hợp để bạn và đối phương đều cảm cảm thấy thoải mái.
  • Hãy chú ý lực tác động của bàn tay và khoảng thời gian phù hợp để bắt tay. Đừng khiến đối phương cảm thấy đau khi bị bạn “bóp tay”. Và cũng đừng để mình trở thành người bất lịch sự khi nắm tay của đối phương quá lâu, đặc biệt khi người đó lại là nữ giới. Thông thường thì sẽ nắm tay và lắc 3-4 nhịp rồi buông ra là đủ.
  • Trừ những trường hợp bất khả kháng, còn lại bạn nên dùng tay phải để bắt tay. Đối với một số nền văn hóa thì việc bắt tay bằng tay trái là điều tối kỵ.
  • Đừng để đối phương nắm lấy một bàn tay ướt sũng mồ hôi. Nếu tay bạn bẩn thì cứ xin lỗi rằng mình không thể bắt tay.
  • Tư thế bắt tay cũng rất quan trọng. Chỉ nên bắt tay khi bạn và đối phương cùng đứng hoặc cùng ngồi. Bạn có thể cúi thấp một chút khi bắt tay với người lớn tuổi để bày tỏ sự kính trọng.
  • Nên tháo găng tay, mũ và kính râm khi bắt tay. Không nên đút tay còn lại trong túi.
  • Hãy bắt tay kèm lời chào, lời hỏi thăm hoặc giới thiệu tên để đối phương có ấn tượng sâu sắc hơn với bạn.

Kết

Bắt tay cũng là một nét văn hóa cần chú trọng. Cách bắt tay của bạn là một phương thức để giới thiệu về con người bạn và gây ấn tượng với đối phương. Với những bạn đang tìm việc làm tại TP. HCM, bạn nên xây dựng bản thân trở thành một người năng động, bản lĩnh để phù hợp với môi trường nơi đây. Hãy sử dụng cái bắt tay như một kỹ năng giao tiếp để gây thiện cảm. Bắt tay đúng cách không chỉ mang lại cho bạn phong thái tự tin và khả năng làm chủ bản thân mà còn giúp bạn để lại ấn tượng tốt cho các nhà tuyển dụng TP. HCM.

Gửi CV có ngay việc làm